Môi thâm sau khi phun là tình trạng chung của nhiều chị em khi thực hiện phương pháp làm đẹp này. Vậy nguyên nhân nào khiến môi thâm sau khi phun và cách khắc phục ra làm sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao môi thâm sau khi phun xăm?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến môi của chị em sau khi phun bị thâm. Dưới đây là một vài nguyên nhân chủ yếu được Dr.Lena liệt kê theo kinh nghiệm thực tế.
1.1 Môi thâm sau khi xăm do thiết bị phun môi cũ, lạc hậu
Đây là nguyên nhân quan trọng hàng đầu khiến viền môi bị thâm sau khi xăm phun. Nhiều cơ sở làm đẹp đã bất chấp sử dụng các thiết bị phun xăm cũ, lạc hậu để tiết kiệm chi phí thay mới và làm giảm giá thành phun xăm. Các loại thiết bị phun xăm cũ có tác động mạnh đến môi gây tích tụ máu, bầm tím khi đông lại và khiến môi có hiện tượng thâm, đen mãn tính.
1.2 Sử dụng màu mực kém chất lượng
Trong màu mực kém chất lượng, không có xuất xứ rõ ràng thường bị pha lẫn nhiều loại tạp chất, kim loại nặng. Điều này không những gây hại cho sức khỏe, mà còn bào mòn và làm xỉn màu da môi sau một thời gian ngắn thực hiện.
1.3 Môi bị thâm viền sau khi phun do chế độ chăm sóc không hợp lý
Môi thâm sau khi phun xăm phần lớn là do chế độ chăm sóc của chị em chưa đúng cách. Uống nước ngay khi vừa phun môi, không kiêng cữ, có thói quen bóc vảy môi cũng sẽ khiến môi bị sưng, ngứa, và thâm.
1.4 Xăm môi bị thâm do cơ địa mỗi người
Ngoài các yếu tố trên, cơ địa con người cũng là một nguyên nhân khó để tác động khiến môi thâm sau khi phun xăm. Môi thâm do cơ địa bắt nguồn từ việc sản sinh nhiều sắc tố Melanin, thêm vào đó là sự không phù hợp với mực xăm dẫn đến tình trạng này.
Xăm môi bị thâm phải làm sao? Bạn đừng quá lo lắng vì vấn đề gì cũng có cách giải quyết, quan trọng là bạn có kiên trì thực hiện hay không. Đừng bỏ qua các mẹo dưới đây nếu không muốn môi thâm sau khi phun xăm bạn nhé.
2.1 Chăm sóc, vệ sinh tốt sau khi phun môi bị thâm
Thực hiện chế độ chăm sóc đúng cách để có bờ môi lên màu chuẩn tự nhiên sau khi phun bạn nhé. Hãy đảm bảo rằng bạn đã thực hiện đúng yêu cầu và dặn dò của bác sỹ.
2.2 Xử lý thâm viền môi bằng mặt nạ tự nhiên
Để khử thâm môi sau bong, bạn có thể dùng các loại mặt nạ từ tự nhiên sẽ an toàn cho môi sau phun. Bạn có thể sử dụng dầu dừa, mật ong, nước hoa hồng, dưa chuột, .... bào nhuyễn rồi thoa lên môi trong vòng 15 – 20 phút nhé. Đối với cách này, bạn nên thực hiện 2 – 3 lần/ tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé!
2.3 Sử dụng son dưỡng
Sử dụng các loại son dưỡng môi để khắc phục môi thâm sau khi phun xăm được nhiều chị em lựa chọn. Son dưỡng chứa nhiều dưỡng chất cung cấp ẩm và phục hồi môi sau tổn thương rất tốt. Ngoài ra, nó còn dễ sử dụng và vô cùng tiện lợi, hỗ trợ môi lên màu chuẩn và đẹp hơn.
2.4 Phun môi xử lý thâm chuẩn tại Dr.Lena
Trong trường hợp chị em đã thực hiện nhiều phương pháp can thiệp tự nhiên phía trên mà vẫn không có cải thiện thì cần phải sử dụng công nghệ cao để xử lý xoá thâm trên bờ môi. Dr.Lena là một địa chỉ làm đẹp, một thẩm mỹ viện hoàn toàn uy tín, là nơi bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và sẽ trả lại đôi môi hồng hào tự nhiên cho bạn.
Dr.Lena tự tin rằng, với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, cùng với thiết bị máy móc hiện đại. các chuyên viên tại Mailisa hoàn toàn có thể xử lý bờ môi thâm của các chị em hoàn toàn dễ dàng và triệt để.
Thông thường, một tháng sau khi tiêm botox thon gọn hàmsẽ thấy hiệu quả thon gọn mặt rõ ràng, 2 – 3 tháng sau khi tiêm hiệu quả thon gọn mặt duy trì ổn định, sau 6 – 9 tháng thì tác dụng dần yếu đi, và sau 9 -12 tháng thì sẽ hiệu quả của botox sẽ càng yếu hơn hoặc hết tác dụng.
Việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ chính là chìa khóa “giải mã” giúp mẹ nuôi con khỏe mạnh mùa covid. Tuy nhiên thực phẩm hàng ngày khó có thể dung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, mà cần dùng thêm các thực phẩm bổ sung khác mới có thể tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả tốt nhất? Ba mẹ hãy cùng viện dinh dưỡng VHN Bio tìm hiểu tăng đề kháng uống trong bao lâuthì hiệu quả&
1. Tại sao cần sử dụng thêm thuốc tăng đề kháng cho trẻ?
Theo WHO , 95 % trẻ từ 0 đến 6 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, là nguyên nhân hàng đầu khiến bé dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt trong thời đại dịch Covid đang ngày càng tăng cao như hiện nay.
Các chuyên gia chia sẻ rằng , lượng kháng thể trẻ nhận từ mẹ sẽ ngày càng giảm từ khi bắt đầu cai sữa. Phải đến khi trẻ 3 – 4 tuổi hệ thống miễn dịch mới dần hoàn thiện và bắt đầu sản xuất nhiều kháng thể để chống lại các tác nhân gây hại. Chưa hết, trẻ sau ốm rất khó phục hồi, rất hay bị chán ăn, biếng ăn và suy dinh dưỡng.
Bởi vậy, tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong những năm đầu đời vô cùng quan trọng . Có thể nói: rẻ nhỏ khỏe mạnh hay ốm yếu, thể chất và trí tuệ có phát triển hay chậm phát triển phụ thuộc rất nhiều vào việc mẹ có tăng cường sức đề kháng cho trẻ đúng và đủ tốt hay không.
2. Nên sử dụng thuốc tăng đề kháng uống trong bao lâu?
2.1. Những yếu tố quyết định thuốc tăng đề kháng uống trong bao lâu?
Là sản phẩm được chia liều lượng rõ ràng và có kiểm soát lượng đưa vào hàng ngày, tuỳ từng hoạt chất trong sản phẩm để quyết định thuốc tăng đề kháng uống trong bao lâu.
- Nếu sản phẩm có hoạt chất từ hoá học: Trẻ khó hấp thu dưỡng chất hơn, dẫn đến hiệu quả thấp, lâu thấy tác dụng, nhiều tác dụng phụ
- Nếu sản phẩm có hoạt chất từ thực vật: Thường lành hơn, tệp với cơ thể người, dễ hấp thu và chuyển hoá, tác dụng mạnh hơn vô cơ hơn
Bên cạnh hoạt chất, thì ứng dụng Công nghệ cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định thuốc tăng đề kháng uống trong bao lâu thì hiệu quả? Công nghệ trong sản phẩm sẽ quyết định khả năng hấp thu của dưỡng chất, đảm bảo về hiệu quả sử dụng
Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio
2.2. Tăng đề kháng uống trong bao lâu với trẻ nhỏ?
Với trẻ nhỏ, hệ tiêu hoá còn non yếu thì bố mẹ nên tìm chọn cho con những sản phẩm từ thực vật, để đảm bảo lành tính với bộ máy tiêu hoá của con và khả năng hấp thu tốt, hạn chế tác dụng phụ tốt nhất có thể.
Hầu hết trẻ bắt đầu cải thiện hệ miễn dịch khi sử dụng thuốc tăng đề kháng ít nhất sau 1 tháng sử dụng. Biểu hiện rõ ràng nhất là trẻ ăn ngon miệng hơn, da dẻ hồng hào khoẻ mạnh, phổng phao lên, ít xảy ra tình trạng ốm vặt ho cảm của trẻ nhỏ.
Để đảm bảo thuốc tăng đề kháng uống bao lâu cũng vẫn an toàn, không có tác dụng phụ, các chuyên gia khuyến khích các bậc phụ huynh nên tìm kiếm sản phẩm có hoạt chất hữu cơ Bio Organic.
- Nguồn gốc hữu cơ bao giờ cũng an toàn, lành tính hơn với cơ thể
- Thành phần Bio Organic sau quá trình tinh chế, kiểm tra gắt gao và cho ra thành phẩm với khả năng hấp thu cao, hiệu quả rõ rệt khi sử dụng
- Nguồn gốc thực vật nên dễ đào thải, không gây tác dụng phụ, không bị phụ thuộc khi sử dụng lâu dài
3. Các nhóm chất trong thuốc tăng đề kháng uống bao lâu cũng tác dụng lên hệ miễn dịch
Các bậc phụ huynh cần chú ý tới 7 nhóm dưỡng chất điển hình nhất giúp con ăn ngon miệng, tăng sức đề kháng thuận tự nhiên để con luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện:
- Kẽm:Đây là nguyên tố vi lượng được đánh giá là thiết yếu và cực kỳ quan trọng đối với các chức năng tế bào. Kẽm có trong Scumin đóng vai trò cần thiết cho sự phát triển và thực hiện chức năng hệ miễn dịch giúp cho cơ thể bé bớt nhạy cảm, trẻ ăn ngon, tránh xa các bệnh lý
- Selen: Đây là thành phần chính trong 13 loại protein khác nhau và đóng vai trò thiết yếu trong việc biệt hóa, tăng sinh và thực hiện chức năng của hệ miễn dịch. Đồng: là thành phần của Enzyme Superoxide dismutase. Có tác dụng hàng đầu trong việc chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ tế bào cơ thể khỏi hư hại.
- Sắt: Đây là thành phần rất cần thiết cho sự tạo thành hồng cầu, đồng thời cũng là vi khoáng dễ thiếu hụt nhất. Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy, sản xuất ra năng lượng oxy hóa, chống các gốc oxy có hại.
- Mangan: Nếu có đủ Mangan cho cơ thể sẽ giúp cho quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng tốt hơn. Khả năng hấp thu cũng như chuyển hóa thức ăn suôn sẻ, chiều cao của bé được tăng trưởng tốt.
- Beta - glucan: Có tác dụng phòng chống nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch cũng như tiêu diệt các tế bào ung thư khác.
- EX - CUMIN®: Là hợp phần đặc biệt làm cho khả năng hấp thụ của bé tăng gấp 16 lần so với curcumin thông thường, gấp 8 lần so với curcumin dạng nano. Vì thế, hợp phần này giúp kháng viêm, kháng khuẩn cực tốt cho trẻ nhỏ. Hiện hợp phần EX - CUMIN® là độc quyền của VHN Bio.
- Vitamin C: góp phần tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào khác nhau trong cả hệ thống miễn dịch. Nó hỗ trợ chức năng hàng rào biểu mô chống lại các mầm bệnh và thúc đẩy hoạt động quét oxy hóa của da.
Trên đây là những kiến thức về thuốc tăng đề kháng uống trong bao lâu với trẻ nhỏ. Hy vọng bài viết giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về cách chăm sóc con thời covid và tìm được sản phẩm tăng đề kháng phù hợp với gia đình mình.
Để được hỗ trợ tư vấn kỹ hơn về các tình trạng sức khỏe dinh dưỡng của con, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vnhoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Vấn đề biếng ăn của trẻ hiện đang đem lại rất nhiều sự phiền toái cũng như nỗi lo lắng cho các bậc phụ huynh, vì nó có thể dẫn đến những tác hại rất nặng nề khiến trẻ chậm phát triển, còi cọc, suy giảm hệ miễn dịch... Rất nhiều phụ huynh, đặc biệt là các bố mẹ lần đầu chăm sóc con nhỏ, đã rất lúng túng trong việc xác định nguyên nhân biếng ăn của con mình vàtrẻ biếng ăn bổ sung gì?
Có nhiều trường hợp trẻ không được khỏe, ăn ít đi... lại lầm tưởng là trẻ bị biếng ăn nên càng cố ép, khiến bé ngày càng sợ ăn... và từ đó dẫn tới biếng ăn thật sự. Việc xác định nguyên nhân trẻ biếng ăn là vô cùng quan trọng, để từ đó có biện pháp phù hợp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân trẻ biếng ăn và điều trị biếng ăn ở trẻ ?
1. Trẻ biếng ăn do đang bị bệnh
Khi trẻ bị bệnh, cơ thể thường rất yếu, mệt mỏi nên có cảm giác chán ăn... Bạn cần đặc biệt quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng, cho trẻ uống thêm sữa để giúp bổ sung các vi chất bị thiếu hụt do biếng ăn.
Đặc biệt, đối với các bệnh về rối loạn vi khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn đường hô hấp như ho, sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi... cần đặc biệt quan tâm tới sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ để điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp.
Cách khắc phục
- Hãy cho trẻ ăn những món yêu thích, mùi vị thơm ngon để kích thích, ăn được nhiều hơn trong những ngày mắc bệnh. Nên chế biến thức ăn dạng lỏng và mềm hơn giúp tiêu hóa dễ dàng.
- Khi hết bệnh, bạn sẽ bổ sung lại dinh dưỡng cho bé nên cũng đừng quá lo lắng.
- Cho bé uống đủ nước. Bạn cũng có thể cho uống thêm các loại nước trái cây để cung cấp vitamin cho bé giúp tăng cường đề kháng.
- Trẻ từ 24 tháng trở lên, nên định kỳ 6 tháng tẩy giun một lần; vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh răng miệng ngay từ khi trẻ mới mọc răng.
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát... để giảm thiểu tối đa các tác nhân gây bệnh.
Tặng bố mẹ bộ Video Khóa học dinh dưỡng - Làm cha như chuyên gia
2. Sai lầm trong chế biến món ăn
Một trong những lý do chính khiến trẻ biếng ăn là thực đơn nhàm chán, ít thay đổi. Liên tục cho trẻ ăn món hầm, các loại rau củ như: khoai tây, cà rốt, súp lơ, củ dền... trong nhiều ngày khiến trẻ thấy ngán.
Chỉ cho ăn nước thịt, nước rau... mà không cho ăn phần xác hay ăn trực tiếp cũng dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, chất xơ.
Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn; xay nhuyễn nghiền nát thức ăn dù con đã 2-3 tuổi cũng là một trong những sai lầm nhiều bạn mắc phải.
Thời gian chuyển chế độ ăn cho trẻ không phù hợp. Chẳng hạn cho con ăn dặm quá sớm trước khi tròn 4 tháng trong khi răng trẻ chưa đủ để nhai.
Việc pha sữa và bột cho con tưởng chừng như rất dễ. Nhưng nhiều bạn không để ý rất dễ mắc sai lầm: pha sữa quá đặc hay quá loãng. Ngoài ra việc pha sữa vào bột, pha sữa bằng nước cháo hay pha sữa bằng nước hầm xương cũng làm cho trẻ khó tiêu hơn.
Cách khắc phục
- Tùy vào từng giai đoạn phát triển của trẻ mà bạn lựa chọn đồ ăn và cách chế biến cho phù hợp.
- Khi trẻ được 10-12 tháng có thể chuyển sang ăn cháo nếu trẻ không muốn ăn bột nữa. Và sau 12 tháng có thể cho ăn cơm nát.
- Không nên kéo dài thời gian cho ăn thức ăn xay nhuyễn. Để giúp bé phát triển cơ nhai, nên cho ăn đặc dần và khi bé đã mọc đủ 20 răng sữa thì có thể cho ăn thức ăn đặc (thường sau 24 tháng tuổi).
- Tránh tình trạng cho bé ăn đi ăn lại một món trong thời gian dài, mà phải thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm, cũng như cách chế biến món ăn.
- Cần thay đổi thức ăn cho trẻ từ từ, tốt nhất nên xen kẽ giữa thức ăn mới và thức ăn cũ mà trẻ thích.
- Nên dùng thức ăn tươi để chế biến món ăn, tránh dùng các thực phẩm chế biến sẵn, phơi khô hoặc bảo quản đông lạnh lâu ngày sẽ không tốt cho bé.
3. Thức ăn không hợp khẩu vị
Cần đa dạng các loại thức ăn để biết được khẩu vị của trẻ, nên thay đổi thường xuyên và đảm bảo chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Chú ý quan sát xem khẩu phần ăn như vậy đã phù hợp với khẩu vị của con chưa?
Nhưng cũng không nên chỉ cho trẻ ăn những thức ăn yêu thích, mà hãy xen kẽ thức ăn mới vào để đa dạng khẩu phần ăn và cũng để phát hiện thêm những thức ăn khác mà trẻ thích.
Cách khắc phục
- Cho ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Chế biến thức ăn thành những món khác nhau nhằm kích thích thị giác của trẻ, nhằm phát hiện thêm những món mới mà trẻ thích.
Lưu ý: Không cho trẻ ăn uống đồ ngọt trước bữa ăn, vì sẽ tạo cảm giác no làm trẻ chán ăn.
4. Chế độ ăn mất cân đối, thiếu các vi chất
Ăn quá nhiều trong mỗi bữa hoặc ăn quá nhiều bữa trong ngày, dẫn đến tình trạng ức chế bài tiết các men tiêu hóa, đồng thời làm trẻ sợ ăn.
Thiếu các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C... các vi khoáng như kẽm, sắt, đồng, selen cũng khiến trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng.
Biếng ăn kéo dài dẫn đến tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, suy tim, rối loạn vị giác... ảnh hưởng xấu đến tinh thần dễ khiến trẻ mắc bệnh tự kỷ.
Nghiêm trọng hơn, trẻ tăng nguy cơ thấp còi, suy dinh dưỡng, rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy...
Cách khắc phục
- Chọn thực phẩm cho khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng 4 nhóm chất: đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Thực đơn đa dạng, đổi món thường xuyên để cân đối tỷ lệ các chất dinh dưỡng.
- Chú ý bổ sung các vi chất thiết yếu từ thức ăn hoặc từ sữa giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cân đều đặn.
- Tránh ăn nhiều các thức ăn giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt.
5. Biếng ăn sinh lý
Bạn thấy trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên lại ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần... mà không nguyên nhân vì sao?
Thì đây có thể chỉ là biếng ăn sinh lý, xảy ra theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Khoảng thời gian trẻ biếng ăn sinh lý thường trùng với các thời điểm bé biết lẫy (lật), ngồi, đứng hoặc tập đi,... bé sẽ ăn ít trong một vài ngày hoặc kéo dài trong khoảng thời gian vài tuần. Sau đó bé sẽ ăn uống bình thường trở lại.
Tuy nhiên có những trường hợp trẻ ăn ít trong vài tuần, nếu mẹ không chú ý và có biện pháp khắc phục, trẻ dễ hình thành thói quen lười ăn.
Cách khắc phục
- Theo dõi quá trình phát triển của trẻ theo từng giai đoạn để nắm bắt được nguyên nhân trẻ biếng ăn.
- Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn để cơ thể bé vẫn được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, tránh bị còi, suy dinh dưỡng.
Khi trẻ bị biếng ăn sinh lý, bạn không nên nóng lòng tự ý sử dụng các loại thuốc bổ hoặc ép trẻ ăn. Hãy kiên nhẫn, cho trẻ ăn từng bữa nhỏ, cố gắng thay đổi các món ăn lạ, hấp dẫn... chờ trẻ ăn trở lại.
6. Trẻ biếng ăn do bị rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa còn non nớt, trẻ rất dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, khiến trẻ ăn uống không được ngon miệng như bình thường.
Khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa, sẽ có cảm giác buồn nôn, đau bụng, nặng hơn là tiêu chảy, táo bón... Những triệu chứng này khiến trẻ mệt mỏi và không muốn ăn.
Nguyên nhân có thể do đường ruột bị loạn khuẩn, rối loạn sự co bóp hoặc tiết dịch trong dạ dày và ruột.
Đa số các trẻ sẽ ăn trở lại bình thường sau một vài ngày và không quá một tuần khi hết tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Nếu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa có xu hướng nặng lên, thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám.
Cách khắc phục
- Song song với quá trình điều trị rối loạn tiêu hóa, bạn cần cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa... vừa để cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ vừa khắc phục tình trạng biếng ăn.
7. Biếng ăn do tâm lý của cha mẹ
Nhiều người có quan niệm, cứ nghĩ rằng ăn nhiều mới tốt cho sự phát triển của trẻ. Khi thấy con ăn ít hơn so với các bé cùng lứa tuổi, nhiều bạn đã nghĩ ngay đến việc con bị biếng ăn; mặc dù cân nặng và chiều cao của bé vẫn tăng đều đặn.
Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm!
Vì khẩu phần ăn dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của từng trẻ; chỉ cần đảm bảo đầy đủ số lượng và chất lượng, đầy đủ các dưỡng chất: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và muối khoáng.
Cách khắc phục
- Cần cung cấp cho trẻ khẩu phần ăn đa dạng; ăn bao nhiêu phụ thuộc vào cơ thể của trẻ có hấp thu được hay không.
- Trẻ chỉ ăn lượng thức ăn phù hợp với khả năng hấp thu của mình. Mọi sự ép buộc có thể dẫn tới các tác động ngược lại mà bạn không lường trước được.
- Để biết được chính xác sự phát triển của trẻ, bạn cần dựa trên chỉ số cân nặng và chiều cao theo chuẩn WHO, tránh dựa vào chỉ số cân nặng của "con nhà người ta".
8. Trẻ biếng ăn do sợ ăn, bị ép ăn
Đây là nguyên nhân gây biếng ăn phổ biến nhất. Cảm giác sợ ăn, bị ép ăn khiến cho trẻ càng lười ăn. Nhiều bạn đã không nhận ra được, chính bản thân mình đã tạo ra tâm lý lo lắng cho trẻ.
Biếng ăn tâm lý thường xảy ra khi trẻ có cảm giác bị ép buộc, bị bỏ rơi, bị gò bó vào một khuôn khổ nào đó hoặc bị đánh lừa.
Bạn đi làm để trẻ cho người khác chăm sóc, cho ăn; bị ép phải mang khăn ăn, phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn.
Bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình trong một thời gian cố định (vì phải đi làm kẻo trễ); không khí bữa ăn căng thẳng; hoặc đánh lừa trẻ bằng cách cho thuốc vào thức ăn, vào sữa...
Ép trẻ ăn nhiều lần, sẽ tạo thành thói quen cứ nhìn thấy thức ăn là trẻ sợ hãi, không muốn ăn.
Cách khắc phục
- Những món ăn lạ, chưa quen hoặc không hợp khẩu vị của con, hãy kiên trì tập cho con làm quen dần dần, từ ít đến nhiều trong các bữa ăn.
- Khi con đã ăn đủ no, không nên ép ăn thêm để tránh làm bé sợ hãi. Tránh các hành vi ép buộc như đè bé đổ thức ăn, bóp mũi cho bé nuốt, đánh cho bé khóc để bé nuốt...
- Tạo không khí vui vẻ,thoải mái; tránh những bất hòa, xung đột trong gia đình khiến bé sợ hãi.
- Tránh cho thuốc vào thức ăn hay sữa. Khi trẻ bệnh, nếu trẻ khó uống thuốc, bạn hãy trình bày với bác sĩ để bác sĩ cho thuốc dễ uống, không nên cho thuốc vào thức ăn để đánh lừa trẻ.
9. Trẻ biếng ăn do dùng thuốc
Biếng ăn có thể gặp khi bé dùng thuốc, sử dụng kháng sinh kéo dài, uống viên sắt, uống vitamin A, D quá liều. Đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh dễ gây nên tác dụng phụ; làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, giảm quá trình lên men thức ăn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ, dẫn đến trẻ biếng ăn.
Cách khắc phục
- Cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là sữa, các loại nước hoa quả có đường để cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất trong thời gian trẻ ốm.
- Bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ có nguy cơ thiếu hụt như kẽm, vitamin nhóm B, vitamin A, D... theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Cho trẻ ăn thêm bữa phụ bằng sữa chua hoặc sử dụng các men vi để hỗ trợ thiết lập lại hệ vi sinh ở ruột.
- Tránh sử dụng thuốc bổ khi không có hướng dẫn của bác sĩ; tránh sử dụng thuốc kích thích ăn.
Lưu ý: không được sử dụng thuốc kích thích với trẻ dưới 2 tuổi. Vì nó sẽ làm nặng thêm tình trạng biếng ăn ở trẻ sau khi ngừng sử dụng thuốc.
10. Trẻ biếng ăn do thói quen ăn vặt
Không ít bạn có quan niệm: cho trẻ ăn vặt sẽ giúp bù lại lượng dinh dưỡng chưa cung cấp đủ trong các bữa ăn chính mà không biết rằng: đó chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Hơn nữa, việc này còn gây hại đến sức khỏe của trẻ.
Các đồ ăn vặt được phần lớn trẻ yêu thích như snack, khoai tây chiên, xúc xích,... chứa rất nhiều chất phụ gia, thậm chí còn có nguy cơ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ, tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, gây suy giảm hệ miễn dịch.
Không những vậy, trong đồ ăn vặt lượng dinh dưỡng nghèo nàn, không thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
Khi ăn quá nhiều, đến bữa ăn trẻ không muốn ăn cơm và thức ăn nữa. Lâu dần trở thành thói quen khiến trẻ trở nên vô cùng biếng ăn, chậm tăng cân và ngừng phát triển chiều cao.
Cách khắc phục
- Hạn chế cho trẻ ăn vặt trước giờ ăn.
- Nên tránh các đồ ăn có nhiều chất phụ gia, chiên rán, nhiều dầu mỡ,...
Bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn vặt bổ sung bằng các thực phẩm có chứa chất dinh dưỡng như sữa chua, váng sữa, phô mai, bánh flan, bánh quy bơ, trái cây... vào các bữa phụ nhất định trong ngày.
11. Trẻ không tập trung ăn uống
Nhiều bạn dụ bé bằng đồ chơi, để bé vừa ăn vừa chơi; hoặc vừa ăn vừa xem tivi hay điện thoại, iPad; hoặc cho bé đi thong dong khắp xóm trong lúc ăn.
Việc này không những không giúp bé ăn nhanh hơn mà còn khiến bé mất tập trung, dịch tiêu hóa tiết ra kém, thức ăn nguội lạnh khiến bé càng chán ăn.
Lúc này, việc ăn uống đã không còn là nhiệm vụ chính. Bé sẽ mất cảm giác ngon miệng mà chỉ chăm chú vào những thứ đồ chơi, những hình ảnh trên tivi.
Tình trạng này kéo dài sẽ hình thành thói quen ăn uống không tốt và sau này sẽ rất khó để sửa đổi.
Cách khắc phục
- Nên cho trẻ ngồi vào bàn và tập trung ăn. Không nên vừa ăn vừa chơi, hay bế bé đi ăn rong... tạo thói quen xấu cho bé sau này rất khó thay đổi.
- Nên cho trẻ vui chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày, trẻ sẽ có cảm giác đói, ăn ngon và ngủ tốt.
12. Ăn "tùy hứng" không theo bữa
Cho ăn không đúng bữa, ăn bất kể lúc nào bé thích là thói quen không tốt.
Bởi việc ăn không đúng bữa, bé sẽ ăn không nhiều và không có cảm giác ngon miệng và bé cũng không quan tâm đến bữa ăn chính nữa.
Thói quen không tốt này vô tình khiến việc ăn uống của trẻ vất vả hơn và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Cách khắc phục
- Nên lập thời gian biểu cho bé, các giờ ăn trong ngày nên cố định để tạo lập thói quen. Khi đến giờ bé sẽ thấy đói, việc cho bé ăn sẽ trở nên dễ dàng hơn.
13. Trẻ không tiêu hóa hết thức ăn
Là một trong những nguyên nhân rất quan trọng gây ra tâm lý biếng ăn, sợ ăn của trẻ.
Lượng thức ăn quá nhiều khiến các cơ quan tiêu hóa hoạt động hết công suất nhưng vẫn không tiêu hóa hết thức ăn, dẫn đến cảm giác no không muốn ăn.
Cách khắc phục
- Chỉ nên cho trẻ ăn uống với lượng thức ăn hợp lí.
- Bổ sung men vi sinh chứa các vi khuẩn có lợi (Probiotics) và chất xơ hòa tan (Prebiotics).
Giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, đủ sức phòng chống tổn thương; dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng, tăng thèm ăn, tăng sức đề kháng.
14. Nuông chiều, chỉ cho ăn những gì bé thích
Cho ăn những món bé thích sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn. Nhưng nếu cứ nuông chiều chỉ cho ăn những món bé thích thì cơ thể sẽ không hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng. Lâu dần hình thành thói quen, rất khó để cho bé ăn thêm các món mới. Dù bé thích món ăn đó nhiều đi chăng nữa... thì việc liên tục, ngày qua ngày chỉ cho ăn những món đó cũng khiến bé cảm thấy chán ăn.
Cách khắc phục
- Biến tấu, chế biến thành các món ăn khác nhau từ các thực phẩm mà bé thích ăn.
- Kết hợp với những loại thực phẩm khác để đa dạng hóa món ăn; đồng thời tìm ra được nhiều món mà trẻ thích giúp phong phú cho thực đơn mỗi ngày của trẻ.
15. Biếng ăn bẩm sinh
Theo thống kê, có khoảng 5% trẻ biếng ăn bẩm sinh. Các bé này từ khi sinh ra đã biếng ăn, chỉ thích ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú hay đòi ăn.
Cách khắc phục
- Với các trường hợp bé biếng ăn bẩm sinh, bạn nên đưa bé tới bác sĩ dinh dưỡng để thăm khám trực tiếp và áp dụng chế độ dinh dưỡng, chăm sóc đặc biệt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nên chủ động cho ăn, tránh để trẻ quá đói, khi quá mệt mỏi lại càng không muốn ăn.
Nếu loại bỏ tất cả các nguyên nhân trẻ biếng ăn ở trên mà con bạn vẫn lười ăn... thì có khả năng hệ tiêu hóa của bé chưa tốt, thiếu các lợi khuẩn... lúc này bạn có thể bổ sung men tiêu hóa giúp hấp thụ tốt thức ăn.
Như vậy, trên đây là tổng hợp 15 nguyên nhân trẻ biếng ăn kèm theo cách khắc phục mà ba mẹ có thể tham khảo. Ngoài ra, để giúp các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con cái, đặc biệt giúp cho các bạn nhỏ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển toàn diện, VHN Bio xin giới thiệu với cha mẹ sản phẩm Scumin - Scumin là công thức nâng cấp giúp bổ sung các vi chất thiết yếu và các dưỡng chất quý giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu. Scuminlà dòng sản phẩm ưu việt với trẻ nhỏ, khác biệt so với các dòng sản phẩm cùng công năng khác trên thị trường:
- Nguồn khoáng vi lượng sinh học hữu cơ có nguồn gốc 100% thực vật.
- Khả năng hấp thu cao, sinh khả dụng cao lên đến 95%, cao hơn các khoáng hữu cơ tổng hợp thông thường gấp 3,5 lần.
- Không để lại dư thừa trong cơ thể, tự đào thải trong 10h đồng hồ.
- An toàn lành tính, không gây ra tác dụng phụ.
- Hỗ trợ và phục hồi sức khỏe thuận tự nhiên.
- Cải thiện về mùi vị giúp trẻ hứng thú hơn với việc sử dụng sản phẩm.
Video: Vai trò của vi chất kẽm đối với trẻ biếng ăn
Hãy liên hệ với chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, tìm hiểu thêm thông tin qua website:http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 / Zalo: 0936.65.35.45 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình phát triển của con.